Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

TRẦM MIẾNG

*** THÀNH PHẦN ***
-Trầm là gỗ nhựa được hình thành bên trong cây dó bầu (Aquilaria). Cây khi nó bị vết thương lâu ngày, dưới tác động của những yếu tố môi trường, cây tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan dần ra, làm biến đổi các phân tử gỗ, tạo nên nhiều màu sắc (đen, nâu, chàm, xám, … ), nhiều tính chất (cứng, mềm, dẻo, dòn …), nhiều mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt, … ), nhiều hình dáng (tròn, xoắn, nhọn, dài, … ), ở nhiều vị trí (thân, cành, rễ) trong cây dó bầu.
*** CÔNG DỤNG ***
- Đặc điểm nổi bật của trầm  hương là tỏa mùi thơm đặc biệt lúc đốt hoặc chưa đốt.
- Nhựa truyền đạt một mùi thơm độc đáo với gỗ và nó được sử dụng như hương cho các nghi lễ tôn giáo, hương liệu, mỹ phẩm, nước hoa.
- Dùng để xay thành bột trầm hương nguyên chất.
- Dùng để đốt trong không gian thờ cúng , thiền định của đình đền, nhà thờ, chùa chiền, gia đình… mang giá trị tâm linh cao.
- Là hương liệu sản xuất mỹ phẩm, nước hoa, chiết xuất nên tinh dầu trầm hương





TÌM HIỂU VỀ GIÁ TRỊ VÀ CÔNG DỤNG THỰC CỦA TRẦM HƯƠNG

Việt Nam có một số loài thực vật vô cùng quý hiếm. Bên cạnh nhóm cây dược liệu, nước ta còn có một nhóm cây tinh dầu mà tinh dầu của chúng có thể làm được dược phẩm, hương liệu và thực phẩm. Trong số đó, Trầm Hương là phần gỗ thơm ở cây dó mọc trên dãy Trường Sơn từ Quảng Bình trở vào. Đây là hương liệu và dược liệu quý hiếm. 
1. Trầm Hương là gì?
Trầm Hương là phần gỗ của cây Dó nhiễm dầu.
Một số loài Dó, trong quá trình sinh trưởng, do những tác động nào đó, gây ra những “tổn thương/nhiễm bệnh”, lâu ngày cây tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan dần ra, làm biến đổi các phân tử gỗ, tạo nên nhiều màu sắc (đen, nâu, chàm, xám, … ), nhiều tính chất (cứng, mềm, dẻo, dòn …), nhiều mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt, … ), nhiều hình dáng (tròn, xoắn, nhọn, dài, … ), ở nhiều vị trí (thân, cành, rễ) trong cây dó. Đó chính là Trầm Hương. 
Đặc điểm nổi bật của Trầm Hương là tỏa mùi thơm đặc biệt lúc đốt hoặc chưa đốt. Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, Trầm Hương có thể chìm trong nước. Lọai Trầm Hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu 60-80%. Căn cứ mức độ nhiễm dầu, màu sắc, hương vị, hình dáng, trọng lượng, xuất xứ … mà Trầm Hương có các tên gọi khác nhau như: Trầm mắt tử, trầm mắt đảo, trầm bọ sánh, trầm bông, trầm da báo, trầm điệp lá, trầm điệp trai, trầm kiến xanh, trầm kiến lọn, trầm rục, trầm sanh … Theo phẩm cấp, Trầm Hương được xếp thành 3 hạng và mỗi hạng chia thành nhiều lọai, như sau: 
2. Phân loại Trầm Hương
* Hạng nhất là Kỳ Nam hay còn gọi là Kỳ 
Là loại trầm hương có phẩm cấp cao nhất, cho nhiều dầu, nhẹ, mềm, dẻo, nhuyễn, khi nếm có đủ vị chua, cay, đắng, ngọt; tỏa mùi thơm tự nhiên, khi đốt hương thơm đặc biệt, khói xanh, bay thẳng và dài lên không trung. Kỳ nam được chia thành 4 loại: 
  • Bạch kỳ: Sắc trắng ngà, xám nhạt, vô cùng qúy hiếm, ít khi có, đắt giá nhất. 
  • Thanh kỳ: Sắc xanh xám, ánh lục, rất qúy hiếm, đắt giá sau bạch kỳ. 
  • Huỳnh kỳ: Sắc vàng sẩm, vàng nâu, qúy hiếm và đắt giá sau thanh kỳ. 
  • Hắc kỳ: Sắc đen chàm, hắc ín, qúy và đắt giá sau huỳnh kỳ. 
* Hạng hai là Trầm 
Là loại Trầm Hương ít dầu, nặng, vị đắng, hầu hết khi đốt mới tỏa mùi thơm, khói màu trắng, bay quanh rồi tan ngay. Theo phẩm cấp, Trầm được xếp thành 6 loại : 
  • Loại 1, sắc sáp trắng, giá trị cao nhất trong 6 loại trầm; 
  • Loại 2, sắc xanh đầu vịt , giá trị sau lọai 1; 
  • Loại 3, sắc sáp xanh , gía trị sau lọai 2; 
  • Loại 4, sắc sáp vàng, giá trị sau lọai 3; 
  • Loại 5, sắc vằn lông hổ, giá trị sau lọai 4 ; 
  • Loại 6, sắc vàng đốm dầu, giá trị thấp nhất trong 6 loại trầm. 
Sách xưa chia trầm hương thành 5 loại: Hoàng lạp trầm, Hoàng trầm, Giác trầm, Tiến hương, Kê cốt hương, trong đó Hoàng lạp trầm là tốt nhất. 
* Hạng ba là Tốc
Phần lớn Tốc có mức nhiễm dầu ít hơn trầm, chủ yếu là từ bên ngoài và dài theo thớ gỗ. Có khoảng vài chục loại Tốc, với các tên gọi như: Tốc kiến, tốc đá, tốc cá ngừ, tốc hương, tốc lọn, tốc dây, tốc đỉa… Tuy nhiên, có thể xếp các dạng tốc thành 4 nhóm như sau: 
  • Tốc đỉa, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu nhiều trong các thớ gỗ, dạng nhỏ, cở ngón tay, đầu đũa con hoặc như con đỉa. 
  • Tốc dây, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu xen, tạo nhiều vòng giữa các thớ gỗ, thường có dạng tròn, dài, dáng rễ cây. 
  • Tốc hương, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu dạng mảnh, mùi thơm nổi trội hơn các loại tốc khác. 
  • Tốc pi, là nhóm tốc có mức độ nhiễm dầu mỏng, bao quanh bên ngòai các thớ gỗ theo dạng hình tháp, hình ống lớn. 
Trong 4 nhóm tốc thì tốc đỉa được đánh giá cao hơn về chất lượng. Tuy nhiên, việc xếp nhóm tốc không nhất thiết theo thứ bật phẩm cấp. 
Hiện nay chưa có quy định chuẩn và thống nhất về tiêu chuẩn phân lọai, đánh giá phẩm cấp Trầm Hương. Theo TS Lê Công Kiệt, tiêu chuẩn đánh giá Trầm Hương thường dựa vào : Nguyên xứ, cường độ, loại hương, hình thù, kích cở, màu sắc, trọng lượng, tỷ trọng, độ tinh khiết và loài cây dó tạo ra trầm hương. Trong giao dịch mua bán, việc phân loại Trầm Hương phần lớn dựa vào cảm nhận, kinh nghiệm, đồng thuận, thông qua hành vi trực tiếp của con người như nhìn, sờ, gọt, bấm, đốt, nếm, ngửi… 


TẠO TRẦM CHO CÂY DÓ
Vườn dó
Ông Nguyễn Sơn Định (thôn Xuân Sơn, Ân Hữu, Hoài Ân, Bình Định) trồng cây dó trong vườn nhà cách đây 10 năm, nay đường kính gốc khoảng 15 cm, cao chừng 7 m. Ông nhờ Công ty TNHH Bảy Núi tạo trầm. Sau 13 tháng, đến cuối tháng 2/2008 đốn thử thì cây đã cho trầm. Trong vườn nhà ông Định có trồng 50 cây dó xen lẫn với nhiều trụ tiêu. Có lẽ nhờ đất gò đồi phì nhiêu nên cây tươi tốt. Ông đã vay ngân hàng 10 triệu đồng nhờ Công ty Bảy Núi tạo trầm cho 50 cây dó của mình. Ước tính mỗi cây cho 200 g trầm hương, có giá 200 USD.
Tạo trầm cho cây dó
Cây dó (Aquilaria crassna), sau khi trồng được 6 - 9 năm, vòng thân cách mặt đất 1,4 m đạt 32 cm trở lên thì tạo trầm được. Thao tác tạo trầm rất đơn giản: khoan các lỗ tròn đường kính chừng 1,5 cm, chiều sâu chừng 2 - 3 cm trên thân cây từ gốc lên đến 2/3 cây theo mật độ nhất định. Sau khi cho chất tạo trầm, nhét đoạn ống nhựa cùng cỡ vào. Sau từ 9 - 12 tháng, cấy lần 2 (kit 2), và sau khoảng 2 năm thì khai thác trầm. Bình quân mỗi cây thu được: trầm lát loại cực tốt có nhiều dầu đen hoặc nâu 10 - 50 g/cây, trầm lát tốt vừa 200 - 250 g; ngoài ra còn có 1 kg trầm vụn, 14 - 20 kg gỗ vàng dùng nấu dầu hay làm nhang trầm.
Cây dó Hoài Ân
Vùng rừng núi của huyện Hoài Ân, huyện An Lão (Bình Định) có nhiều trầm tự nhiên nhưng sau năm 1975 thì bị khai thác triệt để để tìm trầm, cây dó nơi này có nguy cơ tuyệt chủng. Cách đây chừng 15 năm người dân Hoài Ân đem cây con hoặc hạt dó từ rừng về trồng trong vườn nhà.
Do có thông tin tạo được trầm, nhiều người dân Hoài Ân đã trồng dó. Cả huyện hiện có khoảng 700.000 cây dó bầu, trồng từ khoảng năm 1990 đến nay. Các xã trồng nhiều cây dó là Ân Hảo, Ân Nghĩa, Ân Hữu, Ân Mỹ, Ân Tường Tây...
Những năm 2001 - 2002, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định nhân giống thành công cây dó bầu bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, tuy vậy mức tiêu thụ còn hạn chế so với dùng hột giống.
Ở Hoài Ân nhiều người trồng dó với quy mô lớn. Ông Nguyễn Hữu Toàn (Ân Mỹ) cho biết: vườn dó của ông trên 15.000 cây, trồng 11 năm nay. Cách đây 4 năm, ông thử tạo trầm bằng phương pháp cơ học, tạo vết xước, đóng đinh... rồi một số công ty về tạo trầm, nhưng không thành công. Ông Phan Văn Trọng (Ân Thạnh), ông Hồ Văn Đẩy (Ân Tường Tây) mỗi người trồng gần 1.000 cây dó, đến nay đủ tiêu chuẩn tạo trầm. Ông Huỳnh Thế Thiện (Ân Tín) cho biết: ông trồng dó từ năm 1993. Năm 2003 vài công ty đến “gây men” (cấy men, tạo trầm) nhưng cây bị rục (thối rữa) giữa cây, không kết quả.
Khi cây từ 5 - 7 tuổi người ta bắt đầu tạo trầm. Bằng phương pháp cơ học - tức là tạo vết thương bằng cách đục lỗ, đóng đinh sắt...; có lúc cũng có một số đơn vị kinh doanh về địa phương này tạo trầm bằng vi sinh, hóa học, nhưng cuối cùng không tạo được trầm. Một nông dân nhớ lại: năm 2004 có công ty ở TP.HCM mua với giá 500.000 đồng/cây 15 năm tuổi, sau đó lại thôi không mua nữa. Người trồng dó không có đầu ra, rất hoang mang, có người chặt bỏ để lấy đất trồng cây khác hiệu quả hơn.
Cây dó bầu trồng trên đất Hoài Ân trong vườn nhà vườn rừng lớn rất nhanh. Sau 5 - 6 năm đường kính gốc đạt 10 - 12 cm, cao 3 - 4 m. Ông Hậu cho biết, phải là đất sỏi, dạng hạt, thoát nước tốt. Giai đoạn đầu chăm bón cẩn thận thì cây mới phát triển nhanh. Theo giá hiện nay, trồng 1 ha dó bầu, sau 6 - 7 năm bán được khoảng 500 triệu đồng (1 ha trồng 1.000 - 1.200 cây, giá 500.000 đ/cây). Ngoài giá trị tạo trầm, thân cây dó còn chưng cất được tinh dầu, làm nhang, giá bán 1.000 đồng/kg thân cây, cành nhánh đã bóc vỏ.
Tình hình phát triển cây dó trong nước
Theo tài liệu hội thảo về cây dó trầm hương của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Hà Tĩnh (9/2007), đến năm 2006 Việt Nam có 20 ngàn ha cây dó bầu, trầm hương, phân bổ khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhiều nhất là ở phía tây - trung trung bộ (từ Hà Tĩnh vào đến Khánh Hòa).
Từ năm 1996, dựa trên nguyên lý tạo stress cho cây bằng vi sinh, hóa học, cơ học... với cơ chế tự bảo vệ, cây tiết ra nhựa trầm, ông Nguyễn Huy Hoàng (xã Tiên Mỹ, Tiên Phước, Quảng Nam) đã thu từ 20 cây dó tạo trầm, được 1 kg trầm loại 4 và 30 kg trầm loại 5 - 6, bán được 5,5 triệu đồng. Nay ở huyện này trồng 1 triệu cây dó. Đa số không tạo được trầm. Cây 4 - 5 tuổi bán được 500.000 đến 1 triệu đồng/cây. Có người mua cây để tạo trầm, chiết xuất tinh dầu.
Năm 1999, tỉnh Khánh Hòa có đề tài nghiên cứu tạo trầm cây dó, nhờ tác nhân vi sinh: dùng 3 chủng nấmAspergillus phoenicis (CDA) Thom, Penicillium citrinum Thom và Penicillinum sp., cho kết quả “cây có dấu hiệu trầm, đốt thơm”.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 10 cơ sở chưng cất tinh dầu trầm, chủ yếu ở Hà Tĩnh, Quảng Nam... Tuy vậy hiệu suất chưng cất thấp chỉ đạt từ 0,02 - 0,05% tinh dầu (Thái Lan đạt cao, từ 0,16 - 0,6%).
Ngoài ra, dự án Rừng Mưa của Hà Lan đang thực hiện ở Việt Nam sản xuất trầm hương theo hướng bền vững về kinh tế, môi trường.

VÒNG TRẦM HƯƠNG

VÒNG TRẦM HƯƠNG:
Từ cổ xưa, quan niệm thẩm mỹ cổ truyền của Người Việt đã có thói quen đeo nhiều trang sức trên cơ thể. Ngoài những trang sức thông thường bằng hạt cườm, bằng đá hoặc kim loại, Người Việt đặc biệt thích trang sức bằng Trầm Hương. Người Việt cho rằng trang sức làm bằng Trầm Hương  là biểu hiện cho sự phồn vinh, vừa chiêu tài dẫn lộc, vừa giúp chủ nhân quan hệ rộng rãi, mà có thể hàng ma phục yêu. Nhìn vào trang sức trên cơ thể có thể phân biệt được người sử dụng giàu hay nghèo. Thường chỉ có người giàu có mới có trang sức làm từ Trầm Hương.







Đối với Người Việt, trang sức bằng Trầm Hương vô cùng quý giá nên được giữ gìn cẩn thận khi sử dụng. Họ chỉ đeo TrầmHương khi rảnh rỗi ở nhà, khi đi lễ hội, đi thăm người thân. Đi làm nương rẫy, đi tắm suối hay đi vệ sinh không được đeo. Tập quán trang sức bằng Trầm Hương mang dấu ấn thẩm mỹ, văn hóa cổ xưa của người Việt. Ngày nay trang sức bằng Trầm Hương không phải rẻ và dễ kiếm. Trầm hương và Kỳ nam của ta rất có giá trị trên thị trường quốc tế, nhất là đối với Trung Quốc. Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản. Đó là những hương liệu quý giá trong việc điều chế các loại nước hoa hảo hạng như Santal, Nuit d'Orient..., một số xà phòng tắm và nhất là nhang trầm.


Trầm Cảnh Phong Thuỷ

Trầm Cảnh:

Theo phong thủy, Trầm Hương được biết đến như một loại thần dược có khả năng hấp thụ và giữ năng lượng . Chính vì vậy, Trầm Hương được sử dụng để mang đến may mắn, tăng cường sức khỏe, trừ tà ma, quỷ dữ, hoặc mang sự thành công đến cho người sử dụng Trầm Hương.
Đối với những doanh nhân, nơi quan trọng mà Trầm Hương cần được đặt chính là nơi mà tiền có thể đi vào ví dụ như cánh cửa, bàn làm việc. Theo một số những nghiên cứu thêm, đặt Trầm Hương ở các vị trí tốt trong nhà có thể tăng thêm sự sáng suốt trong công việc hoặc học tập, mang lại may mắn, sự tập trung trong các kì thi. Bên cạnh đó, việc đặt Trầm Hương ở những nơi như thế trong nhà có thể thay đổi vận mệnh, tăng thêm may mắn trong công việc ví dụ như được thăng chức hoặc có những mối quan hệ tốt. 
 

Trong dân gian thường có câu nói gắn liền với Trầm Hươngđó là “Ngậm Ngãi Tìm Trầm” nói lên sự gian khổ của người xưa khi đi tìm Trầm Hương. Có nhiều người ra đi không bao giờ trở lại. Vì Trầm Hương rất quý hiếm nên nhiều người có thể đánh đổi cả sinh mạng để mong tìm được Trầm và thay đổi cuộc đời. Tuy nhiên, Trầm Hương có nhiều loại khác nhau và có giá trị khác nhau nên người ta dễ bị nhầm lẫn đáng tiếc.
Trầm Hương là tên gọi chung để chỉ loại gỗ Trầm đặc biệt. Trầm Hương được phân làm nhiều loại khác nhau với giá trị tương ứng. Loại quý nhất là Kỳ Nam, rất hiếm nên có giá trị và giá bán rất cao. Có nhiều người kinh doanh Trầm Hương mấy chụp năm nhưng không một lần nhìn thấy Kỳ Nam. Vì vậy, nếu ai đó tìm được Kỳ Nam sẽ rất giàu có. Và người xưa tìm Trầm Hương chính là tìm Kỳ Nam.


Kỳ Nam cũng được phân ra làm 4 loại chính mà dân gian đúc kết thành kinh nghiệm là “nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc”. Bạch Kỳ Nam có sắc trắng, chất mềm và rất nhiều dầu. Thanh Kỳ Nam màu hơi xanh, nhiều dầu thì mềm, ít dầu thì cứng. Huỳnh Kỳ Nam màu vàng như sáp ong, chất cứng và nặng, để lâu khô dầu trở nên nhẹ. Hắc Kỳ Nam mùa đen chất cứng nhưng chỗ nhiều dầu lại mềm như bạch kỳ nam.
 Trầm Hương cũng được chia thành 4 loại chính : trầm mắt kiến có lỗ, có hang do kiến đục làm tổ trước khi cây thành trầm; trầm rễ do rễ cây sinh ra; trầm mắt tử kết tạo trên nhánh cây và cuối cùng là trầm tốc ở trên thân cây. Trầm tốc là loại có nhiều nhất và phổ biến nhất trên thị trường với nhiều giá khác nhau.  Tùy theo nhu cầu và giá cả khác nhau mà người ta sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau như vòng đeo tay, xâu chuỗi hạt, bột trầm xông nhà và các loại nhang trầm….

Có nhiều người không tin có loại Nhang Trầm, Hương Trầm trên thị trường vì họ cho rằng giá Trầm Hương rất cao thì không thể nào làm Nhang, Hương được. Họ suy nghĩ rất đúng và cũng dựa vào điều này, có nhiều nơi bán Nhang Trầm, Hương Trầm hoặc bột Trầm với giá cao ngất ngưỡng. Do đó, bạn không nên mua bột Trầm Hương, Nhang Trầm, Hương Trầm những nơi xa lạ mà hãy mua qua lời người thân, bạn bè giới thiệu nhé.
Tuy nhiên, thực tế là có loại Nhang Trầm nguyên chất với giá cả bình thường, không cao lắm vì Nhang Trầm, Hương Trầm loại này được sản xuất bằng nguyên liệu Trầm Hương phổ biến hiện nay với giá cả vừa phải. Chúng cũng có nhiều giá khác nhau phụ thuộc vào giá nguyên liệu Trầm Hương đầu vào để sản xuất Nhang Trầm, Hương Trầm.
Nguy hiểm nhất là những nơi bán Nhang Trầm, Hương Trầm được sản xuất bằng hóa chất tẩm vào bột gỗ tạp với giá cao đánh lừa người tiêu dùng. Cũng có trường hợp, Nhang Trầm, Hương Trầm được bán với giá cực rẻ. Bạn tuyệt đối không mua những loại này vì nó làm hoàn toàn từ hóa chất độc hại rẻ tiền.

Mọi thông tin quý khách có thể  thao khảo sản phẩm qua web:http://agarland.vn
https://www.facebook.com/mientramhuong
SĐT: 0932324728

Tăm Trầm Thuốc lá - Giải độc trong cơ thể

TĂM TRẦM THUỐC LÁ:
*** THÀNH PHẦN ***
Làm từ 100% trầm hương cao cấp nhất, được tuyển lựa cẩn thận để tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất. Không pha bất kỳ hóa chất, chất phụ gia nào khác.
*** CÔNG DỤNG ***
Được sử dụng khi hút thuốc lá, đặt cây tăm vào bên trong điếu thuốc.
Mang lại hương thơm đặc biệt, quyến rũ nhất của trầm hương, giảm bớt mùi khói thuốc lá tránh gây ảnh hưởng cho những người xung quanh.
Nhờ dược tính đặc biệt của trầm hương, có tác động góp phần giải độc cơ thể khi sử dụng bia, rượu; đồng thời, góp phần cải thiện sức khỏe sinh lý của đàn ông.
Đóng gói: Hộp cao cấp / 12gr
Giá: 500.000 VNĐ/Hộp
LH: 0932324728 -https://www.facebook.com/mientramhuong
[IMG]

Bột Trầm Hương Nguyên Chất Dùng để Xông trong nhà, Ô Tô


BỘT  TRẦM HƯƠNG NGUYÊN CHẤT:
*** THÀNH PHẦN ***
- Được xay từ trầm hương nguyên chất 100% không pha lẫn tạp chất khác.
*** CÔNG DỤNG ***
- Có mùi thơm ấm nóng đặc trưng của trầm hương.
- Bột Trầm hương là một dược liệu quý giá, dùng làm gối để trị chứng đau đầu, trầm cảm.
- Trầm hương được dùng để trừ tà uế, bột trầm còn có thể chống lại bọ chét, chấy, rận.
- Có tác dụng trợ tim, mạnh tim, lợi tiêu hóa, trị tiêu chảy, chống nôn; tác dụng rất hay trong trường hợp hen suyễn thở dốc.
- Có thể dùng bột Trầm để xông nhà, xông trong không gian thờ cúng, dưỡng khí an thần, giúp tinh thần sản khoái, thoải mái, tạo không khí an lành và thanh khiết cho không gian sống của bạn.
*** HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ***
- Thường dùng để xông nhà và trong không gian thờ cúng.
- Trị chứng xúc động mạnh gây khó thở: Bột trầm hương và nhân sâm (mỗi thứ 2 chỉ), đem hãm với một chén nước sôi khoảng 10 phút, lấy nước để uống. Phương thuốc này rất hiệu nghiệm trong trường hợp bị xúc động mạnh, khí nghịch lên trên gây khó thở.
- Trị chứng nấc, nôn ói: Bột trầm hương, nhục đậu khấu, hạt tía tô (mỗi thứ 2 chỉ). Cách chế biến cũng đem hãm như trên rồi lấy nước uống, có tác dụng trị chứng nấc, nôn ói do bị lạnh, khí nghịch.
- Hỗ trợ nam giới: Bột trầm hương, nhân sâm, quế nhục, ngũ vị tử và chích thảo (cam thảo đã sao) đem hãm với nước sôi để uống. Bài này dùng cho những trường hợp nam giới bị lạnh ở bụng dưới; tay, chân thường xuyên lạnh; khả năng sinh dục bị suy yếu.
Đóng gói hộp cao cấp:
- 20grams _ Giá: 400.000 VNĐ/Hộp
- 50grams _ Giá: 1.000.000 VNĐ/Hộp
[IMG]




Mọi thông tin xin liên hệ: 0932324728
https://www.facebook.com/mientramhuong
web: agarland.vn